fbpx
13 Tháng Mười Hai, 2021

giổ tổ ngành may lịch sử và ngày ra đời:

SURE Fashion Giới thiệu nguồn gốc ngày giổ tổ ngành may và hướng dẫn cúng đúng cách các quý Anh/Chị tham khảo.

giổ tổ ngành may lịch sử và ngày ra đời

+ Giổ tổ ngành may là gì?

Cứ vào hằng năm, lễ giỗ tổ ngành thợ may diễn ra vào ngày 12/12 âm lịch. Các nhà máy, xưởng dệt, thợ may cứ đến ngày nay đều làm giỗ tổ để nhớ ơn người sáng lập ra nghề cũng như cầu mong tổ nghề phù hộ làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn trong ngành nghề.

 

+ Nguồn gốc ngày giổ tổ nghề may:

Giỗ tổ ngành may được dựa theo truyền thuyết là bà Nguyễn Thị Sen – Tứ Phi Hoàng Hậu vợ của vua Định Tiên Hoàng. Theo đó, bà Nguyễn Thị Sen sinh ra tại huyện Ứng Hòa, trấn Tây Sơn là người con giá xinh đẹp, nết đa và giỏi giang hơn người. Tất cả những công việc trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và cả việc may vá đều được bà làm rất khéo léo, chăm chỉ.

Sau khi gặp gỡ và làm vợ vua, bà được sắc phong làm Tứ Phi Hoàng Hậu và trực tiếp quản nhận vị trị May trang phục cho Hoàng Triều.

Với sự thông minh cùng với tài năng khéo léo, bà cùng với nhiều cung phi khác đã tạo nên nhiều bộ trang phục rất trang trọng, tinh tế cho các Hoàng Tôn, Công Tử và các bậc hoàng triều.

Sau thời điểm vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, bà Nguyễn Thị Sen đã trở lại quê nhà nơi đã sinh ra mình, tiếp tục truyền dạy kinh nghiệm nghề may cho người dân trong làng. Về sau, ngành nghề này một phát triển và tiếp tục lưu truyền trong dân gian.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của bà, người dân quê hương đã lập đền thờ và suy tôn bà làm vị Đức Thành Tổ của nghề may. Ngày này được lấy vào ngày mất của bà là ngày 12/12 âm lịch hằng năm và được chọn là ngày giỗ tổ ngành may.

Lễ vật trong mâm cúng tổ nghề may gồm những gì?

Lễ vật trong ngày giỗ tổ cũng được bầy biện theo truyền thống từ xa xưa. Ngoài những lễ vật khác thì trong mâm cúng ngày nay luôn có nhưng lễ vật bắt buộc như:

  • Một cành hoa
  • Con gà
  • Đĩa trầu cau
  • Ly rượu
  • Chén nước lã

Ở một số nơi hoặc các xưởng lớn còn cúng thêm đầu heo hoặc quay cả nguyên con và bầy biện rất linh đình. Vị trí cúng được đặt ở nơi trang nghiêm nhất để tạo nên sự khang trang. Đặc biệt, người ta thường để bên cạnh cái bàn may. Riêng với quê hương Trạch Xá nơi ở của bà Nguyễn Thị Sen thì ngày giỗ tổ được tổ chức vô cùng linh đình bởi rất nhiều người từ các phương khác đến để dâng lễ và cầu mong cho công việc làm ăn của mình được phần thuận lợi, phát tài. Theo đó, lễ vật ở đền thờ tổ cầu kỳ và bầy biện có phần đa dạng hơn rất nhiều.

  • Hoa lay ơn
  • Mây ngũ quả
  • Hũ gạo
  • Hũ muối
  • Nhang rồng phục 5 tất
  • Đèn cày
  • Ấm trà bắc pha sẵn
  • Rượu nếp
  • Trái cây
  • Xôi
  • Heo quay
  • Bánh chưng, bánh tét
  • Chả lụa
  • Giấy cúng

Sau khi đã bầy biện xong mâm lễ vật, chủ nhà hoặc chủ thợ sẽ lên hương đèn và chuẩn bị quần áo chỉnh tề để làm lễ cúng cho thêm phần trang trọng. Tiến hành bái và khấn vái cảm tại công ơn, đức hi sinh của vị giỗ tổ đã khai sáng kiến tạo ra ngành này. Cách cúng cũng cần đảm bảo phải mang tính tôn nghiêm và theo quy trình nhất định để cho nghề nghiệp trở nên thuận lợi và phát tài hơn, con đường sự nghiệp hanh thông, thuận lợi nhất.

Sau lễ cúng là thời điểm mọi người sẽ quầy quần, trò chuyện và mang lại không khí ấm cúng, hòa hợp của ngày giỗ tổ.

Bài văn khấn trong lễ cúng tổ ngành may

Dù bạn có làm giổ tổ to hay nhỏ nhưng bài văn khấn trong ngày giỗ tổ thường có bố cục như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương!

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Cư ngụ tại…

Hôm nay là ngày 12 tháng chạp năm….

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngàu Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư Vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề May.

Con cúi xin Chư vị tôn thần Thánh sư nghề May thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sợ nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước an kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ ngành may bạn cần biết

Như vậy, bài viết đã giúp bạn biết ngày 12/12 là ngày gì? Nước ta là đất nước tâm linh và luôn ghi nhớ truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại. Vì vậy, mọi ngành nghề, không chỉ riêng ngành may luôn được dân ta tôn kính và tiến hành giỗ tổ để giữ lại nét đẹp văn hóa truyền thống này. Đây cùng là các mà các thợ may nhớ về truyền thống tổ nghề và cầu mong phù hộ được gặp nhiều may mắn, phát đạt trong ngành của mình.

 

từ khóa: giổ tổ ngành may lịch sử và ngày ra đời, giổ tổ ngành may lịch sử và ngày ra đời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X