fbpx
Chưa phân loại

Thời trang organic

THỜI TRANG ORGANIC

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ XUẤT HIỆN KHÁI NIỆM THỜI TRANG HỮU CƠ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Thời trang organic cotton đang trở thành xu hướng mà các doanh nghiệp đang hướng đến trong những năm gần đây. Vậy thì thuật ngữ Organic cotton là gì? Tại sao thuật ngữ này lại xuất hiện và tạo nên cơn sốt trong giới thời trang. Giờ hãy cùng Từ Dung Trang tìm hiểu về câu chuyện thời trang organic cotton đang gây bão trong mấy năm gần đây nhé.

Thời trang organic

Nguyên nhân ra đời của khái niệm thời trang organic cotton

Vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong ngành thời trang đó chính là chất liệu cotton. Nhưng ai biết được chất liệu cotton này lại gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường mà cụ thể hơn đó là việc trồng trọt các loại bông cotton thông thường đều rất độc hại cho môi trường sống.

Việc trồng cây này gắn liền với việc ta phải sử dụng một lượng lớn các chất trừ sâu để cho thể nuôi trồng và đảm bảo chất lượng cho cây. Điều này đã không ngừng thúc đẩy ngành thời trang phải thay đổi tư duy sản xuất vật liệu trong tương lai. Và như thế khái niệm thời trang organic đã xuất hiện và trở thành xu hướng hiện nay.

Organic cotton là gì? Thời trang organic

Organic cotton là loại bông sợi được tạo ra và canh tác mà không sử dụng bất kì loại thuốc trừ sâu hay bất kỳ chất bảo quản nào trong suốt quá trình trồng trọt, đảm bảo sự tinh khiết. Điều này đã giúp phần nào hạn chế được các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước và đảm bảo phần nào sức khỏe cho người sử dụng.

Organic cotton (Cotton hữu cơ) được coi là một loại vải thoải mái nhất với khả năng thoáng khí, hút ẩm cực kỳ tốt, không gây kích ứng đặc biệt là rất hoàn hảo cho những người sở hữu làn da nhạy cảm như các phái nữ và được các bà mẹ tin dùng khi sử dụng cho da mong manh, nhạy cảm của em bé.

Những ưu điểm vượt trội của chất liệu vải Organic cotton, Thời trang organic

  • Đầu tiên phải kể đến đó là việc chất liệu vải này hoàn toàn thân thiện với môi trường, với điều kiện nuôi trồng không sử dụng chất hóa học, trừ sâu đã giúp cho môi trường không phải chịu tổn hại từ các chất độc hại đó và nó có sự phân hủy cao, hoàn toàn an toàn với môi trường.
  • Và điều đặc biệt của vải này đó là không gây kích ứng da, hoàn toàn phù hợp với các làn da nhạy cảm như da em bé, hay da của phái nữ cần phải mềm mại và không gây khó chịu cho da.
  • Với khả năng thoáng khí cao đã giúp cho làn da của mình “dễ” thở hơn, mang tới cảm giác thoải mái và thoáng mát cho người dùng, phái nữ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm này vì sẽ dữ được mùi hương lâu hơn mà vẫn khiến cho da cảm thấy thoải mái
  • Và một đặc điểm nữa là ai cũng yêu thích đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, cực kì phù hợp cho những ngày làm năng động.

Một số kiểu mẫu của vải organic cotton dành cho phái nữ, Thời trang organic

Việc sở hữu cho mình chất liệu vải organic cotton sẽ không khiến cho bạn cảm thấy hối hận đâu, khi bạn khoác lên mình một chất liệu vải thoải mái, thoáng khí, lại an toàn cho da thì ngần ngại gì mà không thử. Sau đây là một số mẫu đồ chất liệu organic cotton mà bạn có thể tham khảo

áo thun t-shirt organic sure fashion
Thời trang organic

Một chiếc áo thun organic cotton thoáng mát đơn giản kết hợp với chiếc quần jeans thì không bao giờ là lỗi thời, set đồ tạo cho bạn cảm giác năng động và thoải mái.

Hay là một bộ đồ bộ mang chất liệu organic cotton đảm bảo sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái bởi sự êm dịu không gây kích ứng cho da, đồng thời còn có độ thoáng khí cao, tạo cảm giác dễ chịu khi bạn ở nhà.

Thời trang organic

Chưa phân loại

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O) là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền như phòng công thương, tổ chức thương mại hoặc các hiệp hội xuất khẩu, C/O xác nhận nơi xuất xứ của hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thường được yêu cầu trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Nó cung cấp thông tin về quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi mà hàng hóa được sản xuất hoặc chế biến. Đối với một số thỏa thuận thương mại hoặc ưu đãi thuế, C/O có thể đóng vai trò quan trọng để chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?
 

C/O có thể được yêu cầu bởi các cơ quan chính phủ, ngân hàng, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu để xác định quyền lợi thương mại, ưu đãi thuế hoặc tuân thủ các quy định nhập khẩu của một quốc gia. Nó có thể là một tài liệu đi kèm với chứng từ xuất nhập khẩu hoặc được gửi trực tiếp cho bên nhận hàng.

Nội dung của C/O thường bao gồm thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, hàng hóa, quy mô giao dịch, và mô tả chi tiết về quy trình sản xuất hoặc chế biến hàng hóa. C/O được chứng nhận và xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền và thường có thời hạn hiệu lực nhất định.

Quan trọng nhất, C/O đóng vai trò trong việc xác định nguồn gốc hàng hóa và đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện thương mại quốc tế.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Chưa phân loại

Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh

Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh

Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX. Theo định nghĩa công cụ 5S là Seiri (Sàng lọc những thứ không cần thiết tại nơi làm việc và bỏ đi), Seiton (Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp để dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy), Seiso (Sạch sẽ vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm việc), Seiketsu (Săn sóc nơi làm việc bằng cách luôn thực hiện 3S trên) và Shitsuke (Sẵn sàng giáo dục rèn luyện để mọi người thực hiện 4S trên một cách tự giác).

Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh

Công cụ 5S là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng để đổi mới quản lý hoạt động

Phương pháp 5S là công cụ quản lý được nhiều doanh nghiệp chú trọng áp dụng nhằm nâng cao năng suất chất lượng trong hoạt động của doanh nghiệp, cũng như hạn chế lãng phí, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, tiết kiệm.

Công cụ 5S trong sản xuất là gì?

Chúng ta vẫn thường bắt gặp ở bất cứ nhà máy nào của Nhật Bản đều thấy những tấm biển khá lớn với khẩu hiệu: “Thực hiện tốt 5S”. Tại nơi này, tiêu chuẩn 5S đã trở thành những nguyên tắc và tập quán quản trị trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn 5S được áp dụng lần đầu tiên ở tập đoàn Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật Bản.

5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng).

  • Sàng lọc (Seiri): Có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng.
  • Sắp xếp (Seiton): Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.
  • Sạch sẽ (Seiso): Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).
  • Săn sóc (Seiketsu): Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.
  • Sẵn sàng (Shitsuke): Là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.

Ý nghĩa công cụ 5S:

  • Đảm bảo sức khỏe của nhân viên
  • Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
  • Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Nâng cao năng suất

Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình.

Ví dụ, trong phân xưởng, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.

Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh

Lợi ích của công cụ 5S

  • Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
  • Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến.
  • Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
  • Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc.
  • Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
  • Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình.
  • Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:

  • Cải tiến Năng suất (P – Productivity)
  • Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)
  • Giảm chi phí (C – Cost)
  • Giao hàng đúng hạn (D – Delivery)
  • Đảm bảo an toàn (S – Safety)
  • Nâng cao tinh thần (M – Morale)

Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.

Mục tiêu chính của công cụ 5S

5S là một phương pháp rất hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất doanh nghiệp.Mục tiêu chính của chương trình 5S bao gồm:
  • Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc.
  • Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người.
  • Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế.
  • Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến. Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất kinh doanh
Chưa phân loại

vải sợi sinh thái là gì

Các ý tưởng và sáng kiến mới cho một ngành thời trang bền vững hơn đang được phát triển và thúc đẩy liên tục bởi nhu cầu chuyển đổi xanh và trung hòa carbon của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện phần lớn các loại vật liệu này vẫn chủ yếu được giới hạn cho các hãng thời trang sang trọng do quy trình sản xuất đòi hỏi nhiều sức lao động và tốn kém.

Để giá cả trở nên thân thiện hơn cho người dùng phổ thông, việc nghiên cứu các loại sợi sinh học cần được chính phủ cũng như các quỹ đầu tư trên thế giới quan tâm hơn nữa. Đồng thời, các nhãn hàng thời trang cũng cần thay đổi tư duy sản xuất và tập trung hơn vào việc quảng bá các loại vải thân thiện với môi trường.

vải sợi sinh thái là gì

Trên tất cả, người tiêu dùng vẫn là trọng tâm của vấn đề và mọi đường lối giải quyết tình hình đều cần tới từ việc thay đổi thói quen sử dụng quần áo tiết kiệm hơn.

Vải sợi sinh thái, còn được gọi là vải tái chế, là một loại vải được sản xuất bằng cách sử dụng các nguyên liệu tái chế hoặc các nguồn tài nguyên tự nhiên bền vững. Mục đích của việc sử dụng vải sợi sinh thái là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sản xuất và tiêu thụ quần áo.

vải sợi sinh thái là gì

Vải sợi sinh thái có thể được làm từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, bao gồm sợi tái chế từ quần áo cũ, sợi từ chất thải như chai nhựa PET và vải từ cây trồng hữu cơ. Quá trình sản xuất vải sợi sinh thái thường sử dụng ít nước và hóa chất hơn so với quá trình sản xuất vải thông thường, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các loại vải sợi sinh thái phổ biến bao gồm vải tái chế, vải bông hữu cơ, vải từ sợi tre, vải từ sợi lanh hữu cơ và vải từ sợi cái rừng. Những loại vải này thường có tính năng thân thiện với môi trường, có độ bền cao và không gây hại cho sức khỏe con người.

Vải sợi sinh thái đang trở thành một xu hướng phát triển trong ngành thời trang bền vững, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc mua sắm các sản phẩm có tác động ít nhất đến môi trường. Sử dụng vải sợi sinh thái là một cách để hỗ trợ bảo vệ môi trường và xây dựng một ngành công nghiệp thời trang bền vững hơn.

vải sợi sinh thái là gì

Theo: SURE Fashion

Tag: vải sợi sinh thái là gì